











Ngoài Tết mừng năm mới "Chôl Chnăm Thmây" tương tự như Tết Nguyên đán của người Việt, người Khmer Nam bộ còn ăn "Tết nông nghiệp"।
DDể thuận tiện cho việc tương trợ nhau, người Khmer quần cư thành những xóm nhỏ, gọi là phum, đông hơn thì kêu là Sốc (srok), thường xen kẽ với cộng đồng người Việt. Nền văn hóa tuyệt vời của người Khmer đã nảy nở giữa lòng phum sốc, gắn với những ngôi chùa hết sức thiêng liêng - một công trình kiến trúc mỹ thuật chạm trổ khéo léo, rất đặc trưng, được xem là "trái tim của người Khmer Nam bộ". Chính chùa chiền, phum sốc là môi trường giúp họ bảo tồn và phát huy tốt vốn văn hóa dân tộc, thông qua các lễ hội truyền thống dân gian.
Một trong những lễ hội chính của người Khmer Nam bộ là lễ hội Oóc ăm bok, còn gọi "lễ cúng trăng" hay "lễ đút cốm dẹp"। Do đặc điểm nhất định của nó, ta có thể xem đây là "Tết nông nghiệp", gắn liền với phương thức sản xuất chính của họ, đó là trồng lúa nước.
Theo cách ghi nhận của Hôna, vào lúc 0 giờ đêm rằm tháng 10, bóng của cây trụ trồng thẳng đứng trước sân không xê dịch một bên. Đó là thời điểm kết thúc chu kỳ của mặt trăng quay quanh trái đất. Một "năm cũ nông nghiệp" đã đi qua, bàn giao cho năm mới. Đó là dịp để bà con tạ ơn Thần Trăng, vị thần luôn lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.
những ngày lễ hội tưng bừng này, về phần lễ trước hết là những lễ vật truyền thống gồm các đặc sản nông nghiệp như lúa, nếp, khoai, bắp hoặc trái chín đầu mùa mới thu hoạch, được chế biến thành nhiều thức ngon, dâng lên. Trong đó cốm dẹp là thức truyền thống không thể thiếu.
Tất cả được đem trưng bày trên một cái bàn nhỏ ngoài sân, nơi trống trải để Thần Trăng "thấy" mà chứng giám. Mọi người chắp tay thành kính, ngước nhìn Trăng, khấn vái với những lời lẽ tạ ơn





Người Khmer Nam Bộ rất xem trọng ca hát. Trong lễ cưới (pithi Apea Pipea), họ có những bài hát riêng. Những bài hát này được phổ biến tron dân gian. Nó vừa diễn tả vừa ca ngợi tình cảm con người trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân tốt đẹp, là kết quả của tình yêu đôi lứa.
Việc tổ chức hát dân gian trong lễ cưới được tiến hành qua ba giai đoạn: Vào lễ, làm lễ và chung giường. Các nghi thức lễ tiết đều mang tính nghệ thuật khá cao.
Trước tiên là vào lễ: Trước khi tiến hành lễ cưới, người ta tiến hành các lễ thăm hỏi, xin quyết định ngày cưới.
Đến ngày cưới, bên nhà trai đem lễ vật qua bên nhà gái. Đoàn đi rất đông, có dàn nhạc đi theo. Như đã quy định, nhà gái hôm ấy rào kín cổng, ý nói lên rằng bên nhà gái có cô dâu còn trinh tiết. Lúc đoàn nhà trai vừa tới cổng. Hai nhân vật đại diện cho nhà trai và nhà gái diễn cảnh xin được phép mở cửa rào. Nhà trai bắt đầu hát mở lời xa, gần, nào là chuyện xin đất làm nhà, nào là chuyện xin múc nước giếng... để tìm cớ xin vào nhà. Nhà gái vẫn khăng khăng từ chối. Gặp cảnh này, nhà trai bèn cử ông Maha rút dao ra múa điệu “múa mở rào” (Rom bơc-kơ-ri-bong) trông rất đẹp mắt. Nhà gái thấy phục tài mới mở cửa rào ra cho nhà trai vào.
Lễ cưới bắt đầu nhộn nhịp. Giàn nhạc trỗi lên, những người đến dự cưới cùng hát:
Người ta nói ông vua
Không bao giờ đi bộ
Khi thì vua cưỡi ngựa
Khi thì vua cưỡi voi
Phải có quan theo hầu
Đằng sau rồi đằng trước
Nào khiêng, nào đưa rước
Rằng hết sức tưng bừng
Sấm vang nghe đùng đùng
Như nổi lên hát múa
Cho tới khi vua ng
Ới nàng theo hầu ơi.
Lời hát vui đã thúc giục mẹ cô dâu cùng cô con gái (nếu nhà không có con gái thì con trai thay thế) ra cửa đón nhà trai, mời nhà trai vào. Tất cả ổn định. Chú rể được đưa đi vái nhà ông Tà, xin ông Tà nhận chú rể là thành viên mới của phum srock. Đoạn, tới “lễ cắt tóc”. Lễ này cũng diễn ra trong không gian ắp đầy âm thanh đầm ấm, thiết tha:
Bởi vì em yêu anh
Nên anh yêu em mãi
Muốn tình yêu chung thủy
Em cắt tóc tặng anh
Hỡi em yêu hiền lành
Mái tóc mềm đen nhánh
Anh mong điều may mắn
Trong chiếc kéo trên khay
Em hãy ngồi xuống đây
Dưới tàn cô so đũa
Mái tóc em buông xõa
Thay lời em yêu anh
(Bài cắt tóc)
Vào đêm đám cưới có ông lục tụng kinh, chúc phúc cho đôi trai gái. Cô dâu ngồi đối diện với ông lục. Chú rể ngồi bên trái ông Achar. Cô bác họ hàng ngồi bên cạnh gợi lên cảnh gia đình đầm ấm bên nhau. Sau khi ông lục tụng kinh xong, chủ nhà mời khách ăn uống, chú rể dâng bánh trái cho cha mẹ cô dâu để tỏ lòng nhớ ơn người đã sinh thành ra vợ của mình.
Đám cưới mở ra bằng “lễ cột tay” với hình ảnh chỉ hồng cột tay cô dâu chú rể. Buổi lễ được điểm xuyết bằng những âm thanh, tiết tấu và giai điệu du dương của bài hát “lễ cột tay”. Nhiều người đến chúc phúc, bài hát lại càng tha thiết với những lời hát cứ được lặp đi lặp lại:
Loại chim sáo thích ở rừng
Vui hát tưng bừng khi đậu cành cây
Mà cũng thích đó thích đây
Nhưng không thèm cám gạo xay sẵn rồi
Để anh đặt bẫy gài mồi
Ngay dưới tổ sáo, em ơi hãy chờ.
Sau lễ cột tay, người ta cho đôi vợ chồng vào buồng tân hôn. Vợ đi trước, chồng đi sau nắm vạt áo của vợ, y như hoàng tử Thông nắm vạt áo công chúa Rắn đi xuống thủy cung trong truyền thuyết của người Khmer.
Xong thủ tục trên, đôi trai gái thay y phục, ra ngoài chào đón khách.
Sau đó, đến lễ “Cuốn chiếu”. Lễ này do ông Maha thực hiện. Đôi chiếu được người nhà trai mang đi tới, đi lui nhiều lượt, rồi mới trải ra. Ông Maha múa, miệng luôn hát “Ai mua chiếu không?”. Không có tiếng trả lời. Buổi lễ lắng lại, ông Maha lại nói:"Ai chuộc chiếu này sẽ có uy thế lớn và sẽ giàu có, đông con”. Nghe tới câu này, cặp mắt chú rể sáng lên, vội chạy đến ông Maha xin chuộc chiếu. Thấy cảnh đó, mọi người bèn đến vây quanh, hoan hô chú rể. Họ không tiếc lời chúc tụng vì chú rể đã có suy nghĩ và việc làm đúng. Khi chú rể chuộc được chiếu, người sinh thành cô dâu mời hai người đàn bà có đạo đức, gia đình khá giả, hạnh phúc vào trải chiếu cưới.
Góp vui trong lễ cuốn chiếu, bà con lối xóm và họ hàng vừa nhập tiệc vui vẻ vừa tham gia văn nghệ qua những bài hát đối đáp (Ayay) nam nữ, giúp vui.
... Suốt trong lễ cưới, không khí lúc nào cũng sôi nổi, rộn ràng, song cũng không kém phần thân thiết, ấm áp. Những bài ca dân gian nói về tình yêu chân thật, thiết tha làm lòng người không khỏi bâng khuâng, xao xuyến. Khi cuộc vui sắp tàn, người ta hát bài “Tiễn khách ra về”. Bài ca có nội dung như sau:
Đã có mặt trong nhà phía sau rồi phía trước
Các ông đã ban cho ta lời chúc phúc
Mọi việc trên đời được suôn sẻ ấm êm
Anh đã cắt rau và buộc lại, em ơi
Rau anh đã cắt rồi buộc lại
Hãy tha thứ cho những gì còn non dại
Như cắt rồi buộc lại thì mọi việc sẽ xong
Sau cùng là “lễ chung giường”. Lễ diễn ra vào buổi tối. Đôi tân hôn chia nhau các thức ăn đã cúng tổ tiên; đút chuối, chia nước dừa cho nhau, vợ vào trước, chồng theo sau. Sau khi dặn dò cách nằm ngủ thể hiện sự tôn trọng nhau, hai bà bước ra ngoài.
Lễ cưới đã xong. Lời ca điệu múa cũng khép lại.
Ngày nay, vì nhiều lý do, lễ cưới của người Khmer Nam Bộ đã được giản lược khá nhiều. Thay vì tổ chức ba ngày như trước kia, người ta chỉ tổ chức trong vòng có một ngày và các lễ tiết không cần thiết cũng được bỏ đi. May mắn làm sao, một số người theo truyền thống vẫn giữ được nếp xưa. Trong lễ cưới, âm điệu thiết tha của những bài hát cưới vẫn vang lên đầm ấm, tha thiết, ngọt ngào.
